Trong khi thiết kế điện công nghiệp thì tủ điện là một hệ thống rất quan trọng để có thể đạt tiêu chuẩn công việc. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình hoạt động, sản xuất của các doanh nghiệp và đảm bảo an toàn khi làm việc. Vậy cụ thể về thiết kế điện cùng tủ điện như thế nào?

Hệ thống điện là gì?

Trước khi tìm hiểu về thiết kế điện công nghiệp, bạn cần nắm rõ về hệ thống điện là gì? Đây là một hệ thống gồm có các trạm phân phối, biến áp, các nhà máy điện… Và các đường dây truyền tải, phân phối… để tạo nên hệ thống làm nhiệm vụ sản xuất, truyền tải, sử dụng điện năng.

Trong đời sống hàng ngày, điện đóng vai trò rất quan trọng, không có điện sẽ không thể sản xuất, sinh hoạt hay buôn bán được. Đặc biệt, điện công nghiệp cũng có vai trò lớn trong toàn bộ hoạt động chug của hệ thống điện.

Xu hướng sử dụng, điều khiển các máy móc bằng điện cũng đang ngày càng tăng và sự tự động hóa điều khiển máy móc cũng được vận hành nhiều. Các hệ thống điều khiển tự động sẽ điều khiển dòng điện đến những thiết bị này.

Hệ thống điện là gì?
Hệ thống điện là gì?

Những bước để lắp đặt tủ điện công nghiệp

Với hệ thống điện công nghiệp, khi thiết kế điện công nghiệp thì tủ điện là một yếu tố quan trọng không thể thiếu. Tùy vào yêu cầu kỹ thuật riêng mà tủ điện có thể được thiết kế, lắp ráp theo nhiều cách khác nhau.

Nhưng nhìn chung, khi lắp tủ điện công nghiệp thì đều gồm có các bước cơ bản như sau:

Thiết kế và chọn thiết bị hợp lý

Bố trí thiết bị vào trong tủ cần phải đảm bảo đủ những tính năng kỹ thuật, hướng cáp sao cho thuận lợi khi làm đầu nối. Khi bố trí cũng phải tối ưu không gian, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nguyên lý hoạt động.

Bước thiết kế điện công nghiệp này cần phải được chú trọng, kiểm tra kỹ lưỡng để tránh xảy ra sai sót.Vì chỉ có một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn tới việc phải làm lại toàn bộ quá trình từ đầu. Thiết kế cũng phải được tối ưu để làm giảm vật tư và hạ giá thành cấu thành của sản phẩm.

Lắp đặt các thiết bị vào tủ

Sau khi vỏ tủ được gia công cơ khí xong thì cần lắp đặt các thiết bị vào trong tủ theo đúng bản vẽ thiết kế điện công nghiệp từ trước. Nếu không có bản vẽ thì có thể tham khảo cách sắp xếp như sau:

  • Aptomat tổng được đặt trên cùng góc trái
  • Các thiết bị như đồng hồ đo dòng điện, đèn báo pha, đồng hồ chỉ thị, chuyển mạch thì đặt ở vị trí trên cao
  • Cầu chì, bộ nguồn, bộ bảo vệ pha đặt ở góc phải trên cùng
  • Hàng bên dưới đặt các át nhánh. Sau là rơ le trung gian, bộ điều khiển rồi tiếp đến rơ le nhiệt, contactor
  • Phía dưới là các thiết bị điều khiển như công tắc, nút nhất
  • Phần dưới cùng là cầu đấu

Một lưu ý là có những vị trí khoan khoét sẽ thông với bên ngoài, nên cần phải làm lưới che. Hoặc sử dụng ron, nút cao su bịt kín tránh côn trùng hay chuột chui vào bên trong.

Gia công, lắp thanh cái đồng

Các loại tủ điện phân phối thường có dòng định mức át tổng nhỏ hơn 50A thì những át nhanh sẽ kết nối với át tổng bằng dây dẫn. Tủ điện mà có dòng điện át tổng từ 100A trở lên thường sẽ kết nối cùng nhau bằng thanh cái đồng.

Bước lắp thanh đồng và dây điện cũng là một bước khá quan trọng trong thiết kế điện công nghiệp. Các điểm nối mà không siết chặt thì khả năng truyền, dẫn điện bị ảnh hưởng. Về lâu dài sẽ dễ bị chập, cháy, hỏng thiết bị.

Các bước gia công thanh cái đồng cơ bản như sau:

Bước 1: Cắt phôi đồng sao cho đúng kích thước và chiều dài phôi

Bước 2: Đục các lỗ trên các thanh cái đồng theo đúng bản vẽ

Bước 3: Tiến hành uốn thanh cái đồng

Bước 4: Mạ thanh cái đồng để chống oxi hóa và tăng khả năng dẫn điện, thường thì sẽ được mạ bằng thiếc, còn tốt hơn thì mạ bằng niken. Hoặc cao cấp hơn thì mạ bằng bạc.

Bước 5: Bọc co nhiệt PVC hoặc dùng sơn epoxy để phân biệt màu.

Nên thực hiện kỹ thiết kế tủ điện công nghiệp
Nên thực hiện kỹ thiết kế tủ điện công nghiệp

Đấu nối tủ điện công nghiệp

Dây giữa của các thiết bị cần phải được đấu nối, kết nối với nhau một cách khoa học và chính xác. Phải phân biệt được rõ màu của các phase, có đầu số ghi đấu một cách chi tiết để việc bảo trì, sửa chữa sau này dễ dàng hơn.

Phần mạch động lực và mạch điều khiển cần phải đi xa nhau để tránh bị nhiễu tín hiệu. Các dây đấu nối tín hiệu cần dùng loại có vỏ bọc chống nhiễu tốt. Đấu nối một cách tuần tự từ mạch động lực rồi đến mạch điều khiển.

Kiểm tra xuất xưởng – kiểm tra nguội tủ điện đã lắp ráp, đấu nối

Trong thiết kế điện công nghiệp thì bước kiểm tra lại cũng rất quan trọng. Một số vấn đề cần phải kiểm tra cụ thể như sau:

  • Kiểm tra mạng điện cấp nguồn, đo các thông số khi có nguồn điện để đảm bảo theo đúng yêu cầu
  • Kiểm tra xe các thiết bị đóng cắt đã được đấu theo đúng sơ đồ chưa
  • Kiểm tra về độ chặt của những điểm đấu nối điện, cơ khí, đánh dấu các điểm kết nối
  • Kiểm tra về nhãn mác của các thiết bị, kiểm tra tủ điện
  • Kiểm tra đấu nối của các bộ phần điều khiển
  • Kiểm tra các dây mạch, dây trung tính, dây nguồn
  • Kiểm tra thông mạch của các dây theo đúng sơ đồ đấu nối
  • Đo kĩ thông mạch nguồn âm và dương

Vệ sinh tủ điện

Bước tiếp theo trong thiết kế điện công nghiệp chính là dùng máy hút bụi để vệ sinh tủ điện và các vật dụng cần thiết sạch sẽ. Đảm bảo tủ không còn mạt sắt, bụi bẩn hay các phần thuừa của vỏ bọc, dây điện.

Đóng gói tủ điện

Khi hoàn tất các bước thiết kế điện công nghiệp trên thì tủ điện sẽ được chuyển sang khu vực đóng gói. Tủ được đóng gói lại một cách an toàn, cẩn thận. Đảm bảo chất lượng kể cả khi vận chuyển đường dài.

Nên lưu ý để tủ điện vận hành tốt
Nên lưu ý để tủ điện vận hành tốt

Một số lưu ý để tủ điện có thể vận hành tốt

Trong thiết kế điện công nghiệp, để lắp đặt tủ điện được vận hành tốt thì cần lưu ý một số điều như sau:

Đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu: đây là tiêu chí quan trọng không thể bỏ qua từ lúc tính toán cho đến khi vận hành thiết bị. Để đảm bảo điều này thì nhà xưởng cần phải luôn có hệ thống ngắt điện khẩn cấp.

Khi thi công, vận hành thì phải ngắt điện: hãy chắc chắn rằng tủ điện phải được ngắt hoàn toàn thì mới bắt đầu thi công hoặc sửa chữa.

Thương xuyên bảo trì, vệ sinh tủ điện: kiểm tra độ sạch sẽ, có dị vật nào mắc vào tủ không để có phương án xử lý kịp thời. Việc này sẽ tránh làm mất an toàn điện cũng như tránh khiến cho hệ thống hoạt động kém hiệu quả.

Trong thiết kế điện công nghiệp thì tủ điện là thiết bị quan trọng. Cho nên, hãy xem xét kỹ cho các khâu thi công trên để đảm bảo công việc thuận lợi nhé.

Chúng tôi chia sẻ thêm phần mềm thiết kế điện nhà xưởng, thiết kế điện nhà máy đến các bạn cần.

Cơ Điện Hồng Gia Phúc chúc bạn thành công!