Trong việc phát triển hệ thống truyền tải điện, điện đóng vai trò quan trọng, nhằm phục vụ hoạt động sản xuất từ nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh. Tuy nhiên ở từng lĩnh vực, công suất sử dụng điện không giống nhau. Bài viết của Cơ Điện Hồng Gia Phúc sẽ giúp bạn so sánh điện công nghiệp và dân dụng.
Thế nào gọi là điện công nghiệp và dân dụng?
Điện công nghiệp
Điện công nghiệp là từ để chỉ hệ thống điện được sử dụng trong các nhà máy, cơ sở sản xuất, nhà xưởng. Hệ thống điện công nghiệp gồm tất cả hệ thống mạng lưới điện của đơn vị công nghiệp. Từ tủ điện công nghiệp phân phối, hệ thống cung cấp điện động lực, mạng lưới điện chiếu sáng,….
Trong doanh nghiệp sản xuất, nhà máy đây là một phần vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Vai trò của hệ thống là cung cấp điện năng, quyết định đến đầu ra và năng suất của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần đầu tư chỉn chu, kỹ lưỡng ngay từ công đoạn thiết kế đến thi công và bước vào giai đoạn sử dụng.
Điện dân dụng
Khi so sánh điện công nghiệp và dân dụng thì bạn sẽ thấy điện dân dụng là hệ thống điện được sử dụng để vận hành các thiết bị tiêu thụ ít điện năng, công suất nhỏ. Ví dụ hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống điện trong nhà ở, điện làm mát,…
Điện dân dụng phục vụ chủ yếu trong các hộ gia đình với mục đích sinh hoạt. Hệ thống điện dân dụng cũng tương tự hệ thống điện công nghiệp, cần đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật và an toàn khi thi công và sử dụng.
So sánh điện công nghiệp và dân dụng
Nếu như điện dân dụng chỉ vận hành tốt đối với trang thiết bị máy móc có công suất nhỏ là 1 pha thì điện công nghiệp được vận hành tốt cho những trang thiết bị máy móc có công suất lớn là 3 pha. So sánh điện công nghiệp và dân dụng, chúng ta đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
Điện áp
- Điện công nghiệp: Mức độ điện áp được sử dụng tại Việt Nam là 380V, Hoa Kỳ là 220V, điện áp Nhật Bản là 200V.
- Điện dân dụng: Mức điện áp sử dụng tại Việt Nam là 220V. Còn mức điện áp sử dụng ở một số quốc gia như Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ,… thấp hơn là 110V, 120V,…
Độ an toàn
- Điện công nghiệp: Nếu trong quá trình lắp đặt có nhầm lẫn dễ xảy ra chập, cháy thiết bị. Điện công nghiệp gồm 1 dây lạnh và 3 dây nóng, có cấu tạo gần giống như ba đường điện 1 pha chạy song song có chung 1 dây trung tính.
- Điện dân dụng: So với điện công nghiệp, khả năng xảy ra chập, cháy thấp hơn. Loại điện này có 2 dây dẫn gồm 1 dây lạnh và 1 dây nóng.
Giá thành
So sánh điện công nghiệp và dân dụng về giá thành thì mức giá của điện công nghiệp tương đối cao. Trong khi đó, mức giá thành điện dân dụng thấp hơn.
Mục đích sử dụng
- Điện công nghiệp: Được sử dụng trong các nhà xưởng, vận hành những máy móc và thiết bị có công suất lớn.
- Điện dân dụng: Được ứng dụng phổ biến cho mục đích vận hành các thiết bị công suất nhỏ, phục vụ cho đời sống sinh hoạt gia đình.
Kỹ sư điện công nghiệp sửa chữa được điện dân dụng không?
Các kỹ sư điện công nghiệp là những người được học và đào tạo chuyên nghiệp về hệ thống điện công nghiệp để làm các công việc liên quan phục vụ nhu cầu sản xuất. Vì vậy, so sánh điện công nghiệp và dân dụng, đối với việc sửa chữa điện dân dụng, các kỹ sư công nghiệp có thể đảm đương các công việc một cách thuận lợi.
Tuy nhiên, với những công việc của kỹ sư điện công nghiệp thì các kỹ sư sửa chữa điện dân dụng lại không thể thực hiện. Nên, khách hàng cần chọn đúng kỹ sư, trình độ chuyên môn tương ứng tùy vào nhu cầu lắp đặt mạng lưới điện.
Vai trò thiết yếu của điện dân dụng và công nghiệp
So sánh điện công nghiệp và dân dụng, trong đời sống hiện đại, ngành điện dân dụng và công nghiệp đóng vai trò quan trọng. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn cực kỳ thiết yếu trong các hoạt động sinh hoạt của con người hàng ngày.
Cả điện dân dụng và công nghiệp đều chịu trách nhiệm về việc vận hành hệ thống điện. Đảm bảo nguồn điện được ổn định, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển hợp lý, an toàn và hiệu quả của hệ thống truyền tải điện.
Trong mọi khía cạnh của cuộc sống, ngành này đóng vai trò không thể phủ nhận. Đối với người làm việc trong ngành điện cần đảm bảo các yêu cầu an toàn khi thực hiện công việc. Các chuyên gia cần phải thực hiện thao tác thuần thục và tận dụng kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Điều này bao gồm khả năng sử dụng các trang thiết bị lắp đặt điện năng thành thạo, nắm vững kiến thức về kỹ thuật đấu nối hệ thống tín hiệu trong mạng lưới điện và thiết bị truyền tải. Họ cũng cần biết cách kiểm tra, vận hành, sửa chữa và bảo trì hệ thống, thiết bị điện trong đa dạng môi trường như nhà máy, công ty, khu dân cư, xí nghiệp và các thiết bị công nghiệp khác.
Từ những so sánh điện công nghiệp và dân dụng trên đây, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ hơn về 2 loại điện này. Từ đó giúp bạn đưa ra những quyết định, lựa chọn chính xác khi xây dựng hệ thống điện nhà xưởng.
Bài viết cùng danh mục
Tin tức
Cách đi dây điện nhà xưởng đảm bảo an toàn khi thực hiện
Tin tức
Gas R32 là gì và sự khác biệt của R32 với các dòng gas khác
Tin tức
Các sự cố điện thường gặp và cách xử lý nhanh gọn
Tin tức
Các loại tụ điện thường sử dụng trong cuộc sống