Bản vẽ điện công nghiệp thường thể hiện thông tin về các kỹ thuật, các thiết bị sử dụng điện đầy đủ. Thợ điện và kỹ sư thường dựa vào bản vẽ để hiểu rõ thông tin cấu trúc, chức năng lắp đặt và cách đấu nối dây điện. Vậy cách đọc bản vẽ điện công nghiệp như thế nào, bài viết của Cơ Điện Hồng Gia Phúc dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết.
Bản vẽ điện công nghiệp là gì?
Bản vẽ điện công nghiệp là sơ đồ thể hiện cách lắp đặt, cấu tạo các thiết bị trong hệ thống điện công nghiệp. Trong bản vẽ thường sử dụng các ký hiệu điện tử hay biểu tượng để thể hiện thành phần và mối liên kết trong mạch điện.
Sơ đồ mạch điện khác với sơ đồ bố trí hoặc sơ đồ khối, giúp chúng ta thấy được các kết nối điện thực tế. Việc học cách đọc bản vẽ điện công nghiệp và xây dựng biểu đồ mạch điện đòi hỏi phải mô tả vị trí các thiết bị, dây dẫn và cách liên kết giữa các thành phần một cách cụ thể. Bản vẽ điện công nghiệp được sử dụng để phục vụ việc xây dựng mạch, thiết kế mạch hoặc bố trí bảng mạch in (PCB), bảo trì các thiết bị điện và điện tử.

Ý nghĩa bản vẽ điện công nghiệp
Những thợ điện và kỹ sư sẽ dựa vào cách đọc bản vẽ điện công nghiệp để nắm rõ các thông tin chức năng, cách đấu dây và lắp ráp mạch điện cụ thể. Để từ đó có thể lắp đặt, thi công hệ thống điện hoạt động an toàn, hiệu quả.
Khi hiểu rõ về cách đọc sơ đồ mạch điện thì chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc tiến hành lắp đặt. Chúng ta chỉ cần bỏ ra một chút thời gian để đọc qua cách đọc sơ đồ hay ký hiệu mạch điện. Nếu như chúng ta đọc sai sơ đồ mạch điện công nghiệp hay nhầm ký hiệu có thể khiến cho mạch điện đấu lắp sai. Điều này vô cùng nguy hiểm có thể gây cháy nổ và ảnh hưởng tính mạng.

Cách đọc bản vẽ điện công nghiệp chuẩn nhất
Bước 1: Đảm bảo bản vẽ cần thiết
Bước đầu tiên các kỹ sư cần làm là phải đảm bảo và chuẩn bị đầy đủ các bản vẽ cần thiết. Gồm:
- Sơ đồ thể hiện cách bố trí các tủ điện điều khiển, ổ cắm.
- Sơ đồ thể hiện cách bố trí thiết bị chiếu sáng bên trong và bên ngoài nhà.
- Sơ đồ thể hiện cách đi dây nguồn điện chính.
- Sơ đồ thể hiện cách bố trí nguồn điện đặc biệt như cửa cuốn, cổng, máy hút bụi, máy lạnh, máy bơm nước,…
- Sơ đồ thể hiện sơ đồ nguyên lý hoạt động của các dòng điện.
Các kỹ sư tuyệt đối không được lược bỏ bất cứ bản vẽ nào bởi chúng có sự liên quan mật thiết đến nhau. Nếu thiếu đi một bản vẽ chắc chắn công việc không thể hoàn thành.
Bước 2: Bản ghi chú các ký hiệu liên quan
Cách đọc bản vẽ điện công nghiệp, kỹ sư cần tiến hành đọc các bản ghi chú về ký hiệu liên quan để có thể nắm rõ các ký hiệu và hiểu về công dụng của các thiết bị. Ký hiệu của mỗi bản vẽ điện công nghiệp sẽ khác nhau. Tuy nhiên vẫn có những loại ký hiệu thể hiện thiết bị như:
- Các loại thiết bị sử dụng điện và đèn điện theo tiêu chuẩn TCVN số 1613 – 75.
- Các loại thiết bị bảo vệ, đóng cắt mạch điện.
- Các thiết bị đo lường như pha kiếm tần số kế, cosφ kế, watt kế, điện kế, vAr kế,…
- Các thiết bị đóng cắt điều khiển như các nút ấn không tự giữ, rơ le so lệch, nút bấm liên tục,…
- Ngoài ra còn có các ký hiệu thể hiện dưới dạng chữ giúp việc thuyết minh, phân tích bản vẽ điện công nghiệp dễ dàng hơn.
Bước 3: Cách bố trí các thiết bị điện
Tiếp theo, kỹ sư cần đọc cách bố trí thiết bị điện. Cách đọc bản vẽ điện công nghiệp này được coi là bắt buộc để xác định các yếu tố, thông tin cho từng thiết bị:
- Vị trí lắp đặt thiết bị.
- Cách lắp đặt thiết bị so với độ cao tường, sàn, trần (nếu có).
- Hình dạng và kích thước thực tế của thiết bị điện.
- Một vào thông tin kèm theo khác.

Bước 4: Cách đi dây
Đọc cách đi dây điện là bước quan trọng và phức tạp nhất. Tại bước này sẽ chia thành 3 phân khác nhau gồm phần chiếu sáng, nguồn cho ổ cắm cùng các thiết bị đặc biệt và phần điều hòa không khí.
Bước 5: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của dòng điện
Trong quá trình đọc bản vẽ điện, các kỹ sư cần biết cách đọc sơ đồ nguyên lý hoạt động của dòng điện và lưu ý các thông số sau:
- Thông số điều khiển dòng điện và các thiết bị đóng cắt.
- Thông số các dây tải điện và các cáp nguồn.
- Các thiết bị đóng cắt nào sẽ điều khiển các loại tải nào trong sơ đồ này.
- Vị trí của tủ điện cụ thể và cách đi dây các loại tải.
Phần này được đánh giá là khá phức tạp khi đọc bản vẽ điện công nghiệp vì các định nghĩa tương đối trừu tượng. Ví dụ về thống số thiết bị đóng cắt trong mạch điện có:
- 1 MCB 2 pha 40A 6kA
- 4 MCB 1 pha 20A 6kA
- 1 ELCB 2 pha 32A 30mmA
Trong đó, các thông số cáp nguồn là:
- CV 1.5mm2
- CV 2.5mm2 – CV 4.0mm2
- CV 6.0mm2
Qua bài viết này, bạn có thể thấy rằng cách đọc bản vẽ điện công nghiệp khá khó khăn. Do đó, các kỹ sư cần có chuyên môn và kinh nghiệm để bảo đảm quy trình lắp đặt được an toàn nhất.
Bài viết cùng danh mục
Tin tức
Sửa Máy Nén Khí Vĩnh Cửu Đồng Nai | Đảm Bảo Sửa Chữa Nhanh Chóng, Chất Lượng Cao
Tin tức
Thi Công Điện Nhà Xưởng Vĩnh Cửu Đồng Nai – Chuyên Nghiệp, Uy Tín, Tiết Kiệm
Tin tức
Sửa Máy Nén Khí Hố Nai Tại Đồng Nai | Sửa Chữa Máy Nén Khí Công Nghiệp Trọn Gói
Tin tức
Thi Công Điện Nhà Xưởng Hố Nai Tại Đồng Nai – Giải Pháp An Toàn Hiệu Quả Cho Nhà Máy Sản Xuất