Thiết kế điện nhà máy được biết đến là một vấn đề quan trọng trong việc sản xuất, chế biến. Hệ thống điện sẽ được thiết kế, lắp đặt để đảm bảo sự an toàn, tránh nhiều sự cố không mong muốn. Dưới đây sẽ là những thông tin cơ bản cần thiết mà Cơ điện Hồng Gia Phúc sẽ chia sẻ cho mọi người.

Hệ thống điện trong nhà máy quan trọng ra sao?

Với nhà máy, hệ thống điện là một mảng thi công rất quan trọng, vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, nhu cầu thiết kế điện nhà máy hiện đang khá lớn.

Quy trình thiết kế hệ thống điện nhà máy và các công trình sản xuất thường có chung một số các hạng mục nhất định hay phát sinh. Doanh nghiệp cần phải có sự tư vấn về các giải pháp tối ưu từ một đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp.

Hệ thống điện rất quan trọng trong nhà máy
Hệ thống điện rất quan trọng trong nhà máy

Thi công lắp đặt thang máy cáp điện

Trong thiết kế điện nhà máy thì một điều không thể thiếu chính là lắp đặt thang máy. Trước tiên, cần phải chọn ty treo thích hợp cho thang máy cáp, bộ phận đó cần đảm bảo được cố định chắc chắn, thẳng hàng.

Lặp đặt hệ thống thang máy cáp cần phải có kỹ thuật cơ khí tốt, sử dụng máy mài tay, máy cắt khoan để tạo góc cạnh, lắp co lên, xuống, ngang cho đẹp. Loại thang cáp này sẽ dẫn trực tiếp nguồn cáp điện đến tủ điện máy sản xuất.

Thi công lắp đặt các thiết bị đo đếm, cáp trung thế, hạ thế

Tiếp theo trong thiết kế điện nhà máy là lắp đặt những thiết bị để đóng cắt, đo đếm, máy biến áp, tủ điện, xà, sứ… Các thiết bị cần phải đảm bảo đúng vị trí thiết kế. Mục đích là để dễ dàng thay dây trong khi bảo trì hệ thống. Dây cáp trung, hạ thế luồn trong ống ngầm chỉ quấn băng keo 2 đầu khi kéo dây.

Không nên nối thêm dây vào các đầu dây chờ khi đấu nối tủ điện, máy biến áp cũng cần phải được tính toán trên cơ sở cao độ của nền vị trí. Đánh số theo quy định chung để tránh sự nhầm lẫn các đầu dây nối. Cần phải kiểm tra, ghi lại biên bản các thông số để đối chiếu với Cable Schedule.

Khi đã đấu nối xong thì phải thử mạch động lực, kiểm tra cách điện toàn bộ các cáp vào, ra và thông mạch để đảm bảo không có nhầm lẫn, chập điện.

Thi công tủ điện công nghiệp

Trong thiết kế điện nhà máy thì một phần quan trọng không thể thiếu chính là thi công tủ điện. Đây cũng là bộ phận cần phân phối ra nhánh riêng biệt để có thể dễ thao tác, bật, ngắt điện khi có sự cố.

Các tủ điện cần phải được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Bởi nhà xưởng thì máy móc phải hoạt động liên tục với cường độ cao. Tủ điện đạt chuẩn sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế được những sự cố lớn.

Chủ đầu tư cần phải phê duyệt, xác định vị trí cần đặt tủ điện cẩn thận theo đúng trong bản vẽ chi tiết. Kiểm tra kỹ tủ điện trước khi nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

Thi công tủ điện công nghiệp
Thi công tủ điện công nghiệp

Thi công lắp đặt điện nhẹ cho nhà máy

Hạng mục thiết kế điện nhà máy với hệ thống điện nhẹ sẽ bao gồm: hệ thống báo cháy, chiếu sáng, điện sinh hoạt, lắp đặt camera…

Hệ thống chiếu sáng cũng là một hạng mục bắt buộc để nhà máy có thể diễn ra hoạt động sản xuất liên tục. Tùy theo từng loại hình nhà máy mà sẽ có mức độ và cường độ chiếu sáng khác nhau.

Khi tiến hành thiết kế hệ thống chiếu sáng, đơn vị thi công cần nghiên cứu kỹ đặc điểm, tính chất, nhu cầu sử dụng từng khu vực. Càng chi tiết thì càng đưa ra được giải pháp thích hợp.

Các thiết bị dùng cho hệ thống chiếu sáng cũng cần phải hạn chế sự chói lòa, bảo vệ khỏi bụi. Chúng cũng phải có khả năng chịu nhiệt độ cao, chịu lực tốt, chịu được độ rung và độ ồn.

Thi công các thiết bị điện cơ bản trong nhà máy

Lắp đặt các loại công tắc đèn, ổ cắm nguồn cũng là một phần của thiết kế điện nhà máy. Bao gồm các công việc:

  • Liệt kê các thiết bị cần thiết cho từng khu vực: số lượng, vị trí lắp đặt, loại thiết bị sử dụng
  • Vệ sinh các hộp âm tường, tuốt dây, cắt dây để đảm bảo chúng không quá ngắn hoặc quá dài
  • Dán nhãn các vị trí thiết bị bằng plastic, ghi rõ số thứ tự, mạch nguồn trên ổ cắm, công tắc theo đúng trên bản vẽ
  • Kiểm tra chất lượng của đèn chiếu sáng trước khi lắp đặt bằng nguồn điện tạm
  • Tiến hành xem xét, phê duyệt bảng thống kê trước khi lắp đặt các thiết bị
  • Phối hợp cùng với các thiết bị khác như: điều hòa không khí, thông gió, âm thanh, cứu hỏa, báo động cháy… để xác định rõ vị trí lắp đèn theo bản vẽ
  • Kiểm tra hoạt động của neon với bật/tắt công tắc đèn
  • Sử dụng đồng hồ đo độ rọi rồi ghi chú vào biên bản kiểm tra, lưu hồ sơ
  • Xem xét, kiểm tra cực tính của các ổ cắm nguồn điện bằng đồng hồ để xác định tính thống nhất cực đấu dây của hệ thống ổ cắm
  • Kiểm tra tác động của thiết bị chống giật bằng thiết bị tạo dùng rò
  • Ghi lại biên bản kết quả kiểm tra hệ thống Tư vấn Giám sát và lưu hồ sơ
Xem xét kỹ các thiết bị điện trong nhà máy
Xem xét kỹ các thiết bị điện trong nhà máy

Quy trình thiết kế hệ thống điện trong nhà máy

Hệ thống điện trong nhà máy rất quan trọng nên cần phải được thiết kế thật chuẩn ngay từ các bước đầu tiên. Với thiết kế điện nhà máy, quy trình thiết kế đó cần trải qua các bước sau:

Nhận thông tin từ khách hàng

Khi phía khách hàng đưa ra yêu cầu, đơn vị thi công sẽ thu thập các thông tin của nhà máy. Đó là: số lượng công nhân, diện tích không gian, ngành nghề sản xuất, thiết bị máy móc… Các kỹ sư cần phải khảo sát thực tế ở nhà máy nhằm đảm bảo tính chính xác.

Tư vấn phương án hợp lý

Dựa vào nguồn tin được thu thập và thực tế của nhà máy, đơn vị thi công thiết kế điện nhà máy sẽ tính toán để đưa ra những phương án cụ thể. Các phương án đưa ra cần phải đảm bảo yêu cầu về:

  • Hệ thống chiếu sáng, thiết bị sản xuất, thiết bị làm mát…
  • Phân bố hợp lý hệ thống điện, thiết bị dùng điện
  • Đảm bảo yếu tố tiện lợi, thẩm mỹ và an toàn

Lên bản vẽ thiết kế sơ bộ

Trên bản vẽ sơ bộ, hệ thống điện nhà xưởng sẽ được vẽ khái quát. Mục đích là để doanh nghiệp biết được hệ thống điện ở nhà máy như thế nào. Cụ thể như khái quát về vị trí các thiết bị, khu vực vận hành, khu vực lắp tủ điện… Bản thiết kế này cần phải rõ nét, dễ hiểu, đúng tỷ lệ thực tế.

Gửi khách hàng xem và duyệt thiết kế sơ bộ

Bản thiết kế điện nhà máy sẽ được đơn vị thi công trình bày sơ bộ, rồi doanh nghiêp sẽ dựa theo đó để nhận định về tính hợp lý. Có thể xem xét về: số lượng thiết bị dự kiến, cách bố trí thiết bị, chi phí vận hành hay lắp đặt dự kiến… Dựa vào đó sẽ có góp ý thực tế để hỗ trợ hoàn thành bản thiết kế chi tiết hơn.

Hoàn thành bản thiết kế hoàn chỉnh

Theo sự đồng thuận, ý kiến góp ý của khách hàng mà đơn vị thi công sẽ lên một bản thiết kế hoàn chỉnh. Trong đó sẽ thể hiện rõ ràng vị trí của từng thiết bị, chúng sử dụng thế nào, hoạt động vận hành ra sao…

Đó là những thông tin cơ bản về việc thiết kế điện nhà máy. Cơ điện Hồng Gia Phúc hy vọng sẽ giúp ích cho công việc của bạn.

Gửi các bạn cần tìm hiểu về phần mềm thiết kế điện nhà xưởng, nhà máy.