Dịch vụ bảo trì hệ thống điện giúp tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo vận hành các thiết bị ổn định, nâng cao tuổi thọ sản phẩm và hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, nhằm an tâm hơn về chất lượng dịch vụ,… chủ đầu tư cần nắm rõ mẫu hợp đồng bảo trì hệ thống điện. Hãy theo dõi các điều mục cần có trong hợp đồng bên dưới nhé!
Hợp đồng dịch vụ bảo trì hệ thống điện là gì?
Hợp đồng dịch vụ bảo trì hệ thống điện là loại hợp đồng nội dung và nguyên tắc gồm có công việc bảo trì các thiết bị điện trong nhà máy, công xưởng, quy trình bảo trì, nguyên tắc thực hiện sửa chữa và bảo trì,… Những nội dung này do các bên thống nhất với nhau nhằm mục đích cụ thể hóa trách nhiệm và quyền lợi của các bên theo quy định pháp luật.
Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng bảo trì hệ thống điện bao gồm:
- Đối tượng được bảo trì.
- Địa điểm, thời gian thực hiện dịch vụ sửa chữa và bảo trì
- Quy trình, cách thức bảo trì.
- Các công việc được tiến hành cụ thể (máy móc, thiết bị, khu vực,… được bảo trì).
- Chi phí bảo trì (dựa vào bảng báo giá về dịch vụ bảo trì).
- Quyền lợi đôi bên.
- Các thỏa thuận trách nhiệm, vi phạm hợp đồng hay hiệu lực hợp đồng bảo trì hệ thống điện.
Quy trình chi tiết khi bảo trì hệ thống điện nhà máy
Kiểm tra tổng quát
Trong mẫu hợp đồng bảo trì hệ thống điện thường nêu rõ quy trình bảo trì do đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện. Trước tiên, đội thi công sẽ xem xét và ghi lại các thông số như điện áp từng pha, dòng điện từng pha, tần số dòng điện, hệ thống công suất,… cụ thể. Điều này giúp đánh giá hiệu suất hoạt động của hệ thống và kịp thời phát hiện sự cố. Đồng thời, đối chiếu các thông số cũ với thông số hiện tại để nhận biết mọi thay đổi trong hoạt động hệ thống.
Kiểm tra chi tiết
Kiểm tra từng thiết bị và các phần tử ngoại vi của tủ điện để xem xét hoạt động của chúng. Ngoài ra, đội thi công sẽ đo kiểm dòng điện từng pha nhằm đảm bảo sự cân bằng hệ thống và đo điện áp, dòng điện mỗi pha.
Các phương án trong bảo trì hệ thống điện
Bảo trì hệ thống điện nhằm mục đích phòng tránh các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nếu có bất cứ sự cố ngoài ý muốn có thể áp dụng các phương án:
- Đưa các máy móc, thiết bị khác hoạt động trở lại.
- Cách ly khu vực đang xảy ra sự cố về điện.
- Tìm hiểu nguyên nhân và cách thức khắc phục an toàn, hiệu quả.
- Thay mới vật tư và đưa thiết bị vào hoạt động trở lại một cách bình thường.
Bảo trì hệ thống điện
- Mẫu hợp đồng bảo trì hệ thống điện, đơn vị thi công cần có nhiệm vụ kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng toàn bộ trong và ngoài tòa nhà để thay thế các đèn hỏng
- Thay thế các dây điện chất lượng kém hoặc bị hỏng giúp cải thiện độ tin cậy và hiệu suất hệ thống điện.
- Thiết kế và lắp đặt thiết bị bảo vệ đúng quy cách và phù hợp công suất tiêu thụ điện.
- Kiểm tra điểm tiếp xúc và các mối nối thiết bị đảm bảo an toàn kỹ thuật.
- Đo kiểm và theo dõi tình trạng từng thiết bị. Tiến hành ghi chú các giai đoạn bảo trì giúp duy trì và quản lý hệ thống điện kịp thời và hiệu quả.
Mẫu hợp đồng bảo trì hệ thống điện tham khảo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———***———
HỢP ĐỒNG BẢO TRÌ
Số: ……………/HĐNT
Địa điểm, ngày … tháng … năm…
Chúng tôi gồm:
BÊN A:
CÔNG TY………………………………………..
Địa chỉ trụ sở :………………………
Mã số thuế :…………………………
Người đại diện :……………………
Chức danh:………….
Số điện thoại :……………
*Trường hợp là cá nhân: Chuyển đổi các thông tin cá nhân (Họ và tên, số căn cước, địa chỉ)
BÊN B: (Tương tự Bên A)
Hai bên cùng thống nhất thực hiện mẫu hợp đồng bảo trì hệ thống điện theo các nội dung:
Điều 1: Đối tượng hợp đồng gồm các thiết bị, sản phẩm cần bảo trì.
Điều 2: Phương thức thực hiện
2.1. Cách thức bảo trì
- Bên A gửi bên A danh sách bảo trì thiết bị điện công nghiệp.
- Bên B tiến hành bảo trì đúng địa điểm và thời gian thỏa thuận. Nghiệm thu biên bản sau khi bảo trì và khuyến nghị các sản phẩm cần nâng cấp, thay thế hoặc các lỗi phát sinh.
2.2. Địa điểm, thời gian bảo trì
- Số lần bảo trì/năm..
- Quy định thời gian (định kỳ bao lần/tháng và cố định ngày nào).
- Địa điểm bảo trì.
Điều 3: Chi phí và thanh toán
- Đơn giá bảo trì hệ thống điện dựa vào danh mục quy định tại điều 1 hợp đồng.
- Thời gian thanh toán.
- Hình thức thanh toán.
- Phương thức thanh toán.
Điều 4: Quyền lợi và nghĩa vụ các Bên
Đối với bên A:
- Yêu cầu bên B thực hiện bảo trì đúng quy trình, nội dung hợp đồng và báo cáo tình hình trong quá trình bảo trì.
- Bên B cần cam kết bảo mật thông tin.
- Bên B bồi thường thiệt hại trong quá trình bảo trì cho bên A (nếu phát sinh).
- Thanh toán đúng quy định cho bên B.
Đối với bên B:
- Yêu cầu bên A cung cấp và xác nhận các thông tin về thiết bị, sản phẩm, địa chỉ và thời gian bảo trì chính xác.
- Bảo trì đúng quy định và nội dung thống nhất với bên A.
- Cung cấp hóa đơn, biên bản nghiệm thu và các khuyến nghị sau bảo trì.
Điều 5: Phạt vi phạm
- Trường hợp hai bên không tuân thủ quy định hợp đồng sẽ phải chịu phạt.
- Dựa vào thực tế thiệt hại sẽ cân nhắc mức bồi thường.
- Trong trường hợp các bên không thực hiện đúng quy định phạt 10% giá trị hợp đồng (tùy thỏa thuận).
Điều 6: Cam kết chung
- Hiệu lực hợp đồng.
- Nếu một bên vi phạm các điều khoản, bên còn lại có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Các bên có quyền yêu cầu tòa án xử lý theo quy định của pháp luật nếu xảy ra tranh chấp khó giải quyết.
- Hợp đồng này gồm 2 bản cho mỗi bên và giá trị tương đương nhau.
Trên đây là mẫu hợp đồng bảo trì hệ thống điện mà Cơ Điện Hồng Gia Phúc sưu tầm để bạn có thể tham khảo. Tùy vào từng đơn vị thi công sẽ có sự khác biệt về hợp đồng. Do đó, bạn cần đọc kỹ trước khi tiến hành hợp tác.
Bài viết cùng danh mục
Tin tức
Cách đi dây điện nhà xưởng đảm bảo an toàn khi thực hiện
Tin tức
Gas R32 là gì và sự khác biệt của R32 với các dòng gas khác
Tin tức
Các sự cố điện thường gặp và cách xử lý nhanh gọn
Tin tức
Các loại tụ điện thường sử dụng trong cuộc sống